Rươi sống ở đâu

Rươi là đặc sản quý và hiếm không phải  vùng đất nào cũng có, mùa nào cũng có và chưa chắc nhiều người đã biết đến con rươi là con gìRươi chỉ sinh sống rải rác ở một số địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng châu thổ, vùng trũng có diện tích đất ngập úng, có nước sông lên xuống tràn vào ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Giá bán lẻ chỉ 490.000 đồng 1kg, giá sỉ tốt hơn.

Liên hệ: 0913982107 --- Website: ruoibac.com


Ở Việt Nam con rươi còn được biết đến với tên gọi là rồng đất. Họ Rươi chủ yếu là các sinh vật sống ở biển, thỉnh thoảng có thể bơi ngược dòng vào sông. Rươi có thể được tìm thấy ở nhiều tầng nước, là động vật ăn tạp chúng sống và tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, núp mình dưới đá hay vùi mình trong cát và bùn.

Ở Hà Tĩnh, rươi chỉ có ở vùng gần hạ lưu sông Lam: thuộc địa phận xã Xuân Hồng, Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh với số lượng rất ít và phân bố không đều, thậm chí cùng một cánh đồng, nhưng có thửa ruộng có rươi, có thửa ruộng lại không có.


Con rươi khi vào vụ
Con rươi khi vào vụ

Rươi được thu hoạch làm thực phẩm chỉ rải rác ở một số hệ sinh thái nước lợ hay vùng trũng của một vài tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ở Hải Dương thuộc các huyện Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, chỉ còn một số dải hẹp ven sông là còn rươi sinh sống. Trong đó, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một vùng quê nổi tiếng về chất lượng rươi an toàn và cách đánh bắt rươiđộc đáo.
Xã An Thanh nằm ven sông Thái Bình, tập trung ở hai thôn là An Định và An Lao có trên 100 ha đất bãi ven sông là môi trường thích hợp cho rươi sinh trưởng và phát triển. Trong đó, chỉ thôn An Lao đã có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Sau khi đất ruộng được giao cho người dân quản lý người dân trong thôn bắt đầu thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỷ trước Khi nhận thấy được những lợi ích mang lại từ việc nuôi rươi, người dân nơi đây chuyển sang chỉ cấy lúa 1 vụ trong năm, không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học; đồng thời cấy các giống lúa truyền thống và chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia súc để bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho loài rươi sinh trưởng. Rươi ngon bổ dưỡng nhưng phải ăn đúng cách mới không ảnh hưởng sức khỏe và thưởng thức được hương vị của nó.
Có những người dân dù đã sống không biết qua bao nhiêu mùa rươi, đã từng đi vớt rươi cũng không biết rươi sinh sản như thế nào, sống tập trung ở đâu và ăn thức ăn gì chỉ biết vào mùa đông rươi thường nổi lên mặt nước do nước từ sông đưa vào các cánh đồng rồi ở lại khi nước rút. Cho đến nay cũng chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về loại sinh vật này.
Vào mùa tháng 9 tháng 10, rươi nổi lên và bơi trên mặt nước như con đỉa lại giống con giun có nhiều tơ nhìn khá đáng sợ. Có khi rươi nổi dày đặc, đỏ cả mặt nước.
Rươi nổi đỏ mặt nước
Rươi nổi đỏ mặt nước
Rươi xuất hiện lạ lùng không ai biết rươi sinh sản như thế nào vào mùa nào, hay con nào là con đực, con nào là con cái hay là lưỡng tính. Nên cũng không biết khi rươi xuất hiện trên mặt nước là lúc bắt đầu hay kết thúc mùa sinh sản. Chỉ biết khi rươi xuất hiện, nó nổi đồng loạt trên mặt nước, đỏ cả mặt ruộng trong khoảng 1 – 2 giờ, rồi tất cả biến mất, không biết chắc chắn nó sẽ nổi vào thời điểm nào.
Rươi chỉ nổi ở những cánh đồng vùng trũng nước lợ, có thủy triều lên xuống của các con sông đưa nước chảy vào đồng. Trong cánh đồng, cũng chỉ có ở những vùng bờ, thửa ruộng gần con nước lên xuống mới có rươi. Những nhà có ruộng vùng này, họ thường đắp bờ ruộng cao lên quá mặt nước, tháo cho nước chảy qua một ruộng khác, đồng thời dùng lưới nhỏ hứng rươi.

Rươi thích hợp nhiệt độ lạnh từ 1 – 8°C, Người ta phải dùng đá lạnh mới tan ra để thả rươi vào, như vậy rươi mới có thể sống được một thời gian khoảng vài ngày trước khi được lái buôn đưa đi đến các vùng khác để bán.